Các tác phẩm Goze

Hầu hết các bài hát của goze đã bị thất lạc, nhưng các bài hát về goze từ các tỉnh Niigata, Nagano, Saitama và Kagoshima vẫn được giữ lại. Phần lớn chúng đều được hát bởi các goze từ tỉnh Niigata ngày nay.

Kho lưu trữ của Niigata (Echigo) goze có thể được chia thành nhiều loại bài hát riêng biệt:

  • Tế Văn Tùng Bản (祭文松坂, Saimon matsusaka?): Các bài hát dài khoảng 7-5 âm tiết, thường dựa trên các câu chuyện cổ và đôi khi mang thông điệp Phật giáo. Giai điệu của chúng được cho là một biến thể của bài hát dân ca Echigo Matsusaka bushi (, Matsusaka bushi?). Những bài hát này có lẽ đã ra đời trong thế kỷ thứ mười tám. Chúng thường chỉ được truyền từ goze này sang goze khác.
  • Khẩu Duyệt (口説, Kudoki?): Những bài hát dài trong khoảng 7-7 âm tiết. Nội dung thường nói về bi kịch trong tình yêu đôi lứa hoặc các chủ đề khác. Giai điệu của nó là một biến thể của bài hát dân gian Echigo Tân Bảo Pháp Đại Tự (新保広大寺, Shinpo kōdaiji?). Còn Kudoki (, Kudoki?) mãi đến giữa thế kỷ XIX mới xuất hiện. Mặc dù chúng là một bài hát goze điển hình, chúng đôi khi cũng được hát bởi những người khác dù họ không phải goze.
  • Môn Phó Bái (門付け唄, kadozuke uta?): Một kho bài hát mà các goze thường hát khi họ đi từ nhà này sang nhà khác để biểu diễn.Thông thường, Goze thường hát bất cứ bài hát nào theo yêu cầu của người dân địa phương, nhưng đối với các goze của Niigata, một số bài hát đặc biệt được sử dụng riêng cho những mục đích như vậy.
  • Dân ca (民謡, min'yō?): Là các bài hát dân gian, không có tác giả và được truyền miệng từ đời này qua đời khác, từ nơi này sang nơi khác. Nhiều bài hát dân gian đã trở thành một phần quan trọng trong tiết mục của goze.
  • Các bài hát "cổ điển" hoặc "bán cổ điển": Hầu hết các goze cũng biết các bài hát thuộc các thể loại như nagauta (, nagauta?), jōruri (, jōruri?), hauta (, hauta?) và kouta (, kouta?). Những bài hát như vậy thường được học từ những người có tiếng bên ngoài tổ chức goze.
  • Để làm hài lòng khách, goze cũng sẽ hát những bài hát nổi tiếng khác nhau. Sugimoto Kikue của Takada (1898–1983), người được mệnh danh là ningen kokuhō (, ningen kokuhō?) vào năm 1971, đã thêm vào tiết mục của mình vào năm 1922 hai bài hát nổi tiếng được sáng tác (cả hai đều sử dụng thang âm ngũ cung theo phong cách dân ca) là Sendō kouta (, Sendō kouta?) và Kago no tori (, Kago no tori?).[2] [3]